Tổng hợp 7 món ăn truyền thống của Việt Nam không nên bỏ lỡ

Cùng với quá trình hội nhập toàn cầu, hình ảnh Việt Nam đang ngày càng được bạn bè quốc tế biết đến nhiều hơn. Không chỉ gây ấn tượng với sự thân thiện, thật thà, hiếu khách, mảnh đất hình chữ S còn được biết đến là nơi hội tụ nhiều tinh hoa ẩm thực đặc biệt. Qua bài viết dưới đây, the-bookplace.com sẽ giới thiệu đến bạn những món ăn truyền thống của Việt Nam đậm đà bản sắc mà không nên bỏ lỡ. 

I. Phở

Phở đứng đầu tiên trong danh sách món ăn truyền thống của Việt Nam bởi sự phổ biến trên từng vùng miền của nó. Tùy theo đặc điểm của từng nơi mà món phở có sự biến tấu đa dạng nhưng đặc trưng nhất phải là phở Hà Nội. Dù là phở gà, phở bò, thì đều là những món ăn được rất nhiều du khách biết đến. Bạn có thể thưởng thức phở ở nhiều không gian hình thức. 

Một bát phở ở khách sạn 5 sao được đầu tư chuẩn bị kỳ công, với các loại nguyên liệu nhập khẩu có thể có giá lên đến hơn 1 triệu. Nhưng du khách cũng có thể lựa chọn ăn phở theo cách khác, của những cô gánh hàng rong vỉa hè sẽ tạo nên một hương vị có thể khiến bạn bất ngờ.

Phở là món ăn chứa đựng tinh hoan văn hóa ẩm thực Việt

Đây là món ăn thấm đẫm tinh hoa ẩm thực việt, được xem là “quốc hồn quốc túy” của ẩm thực văn hóa Việt Nam. 

Phở sử dụng phần nước hầm xương để tạo vị ngọt đặc trưng, lại giàu chất dinh dưỡng. Đặc trưng bởi sợi phởi chính là sợi bánh màu trắng, kích thước vừa đủ kết hợp với nhiều loại da vị như thảo quả, quế, hồi, đinh hương,… để tạo nên mùi thơm đặc trưng khó có thể cưỡng lại. 

II. Bún chả

Với người Hà Nội, phở là món ăn số 1 thì số 2 chắc chắn phải là bún chả. 

Khác với kết cấu của sợi phở, bún được làm với độ mảnh, tròn hơn. Bún ăn kèm với phần chả được nướng chín trên than để tạo nên một mùi hương đặc trưng khó ai có thể kiềm lòng lại mà gọi ngay một bát bún chả và thưởng thức hương vị của nó. Ăn kèm bún chả thường có rau sống, xà lách, đồ chua kèm với bát nước mắm có chả viên hoặc chả miếng. Tất cả những nguyên liệu trên khi kết hợp lại sẽ tạo ra một món ăn tròn vị. 

Chính vì bún chả là món ăn truyền thống của người dân Việt Nam nên khi đến với mảnh đất hình chữ S trong chuyến công tác, tổng thống Mỹ Obama cũng đã lựa chọn thưởng thức để cảm nhận hương vị tuyệt vời của món ăn này. 

III. Bánh mì 

Bánh mì đặc trưng với lớp vỏ bên ngoài nóng giòn, phần ruột bên trong bao gồm nhiều loại nhân đa dạng, tùy thuộc theo sở thích của mỗi người. 

Thông thường, nhân bánh thường có những nguyên liệu cơ bản sau: thịt nướng, chả lụa, chả giò, đồ chua, đặc biệt phải kể đến pate, điều đã làm nên linh hồn cho món ăn “nức lòng” này. 

Mặc dù bánh mì được xem là món ăn dân giã bình thường với mức giá giao động từ 15-60k/ổ nhưng nó chính là sự hội tụ của tinh hoa văn hóa ẩm thực Việt Nam. 

Năm 2021, bánh mì Việt Nam được từ điển Oxford công nhận là một món ăn riêng như là một sự vinh danh của loại món ăn khiến nhiều du khách mê đắm này. Vậy là sau phở, Việt Nam chính thức có 2 món ăn được lọt vào từ điển Oxford. 

IV. Nem rán, chả giò

Nem rán chính là món ăn truyền thống của Việt Nam vào những dịp quan trọng

Đây là món ăn phổ biến trong mỗi dịp Tết đến Xuân về. Chả giò là sự kết hợp của phần thịt lợn băm nhuyễn cùng các loại nguyên liệu như tôm, mộc nhĩ, hành lá, miến dong để tạo nên hương vị hài hoà. Tất cả sau khi sơ chế và trộn đều với nhau sẽ được cuộn lại vào trong một miếng bánh tráng mỏng sau đó đem lên chiên thật giòn là đã có thể thưởng thức.

V. Bánh cuốn 

Bánh cuốn là món ăn tiếp theo được liệt kê vào danh sách món ăn truyền thống của Việt Nam. Có rất nhiều loại bánh cuốn nổi tiếng nước lòng người dân 54 tỉnh thành như bánh cuốn Lạng Sơn, bánh cuốn Cao Bằng, bánh cuốn Hải Phòng nhưng để lại ấn tượng mạnh nhất có lẽ là món bánh cuốn Thanh Trì với hương vị thơm ngon đặc trưng khó ở đâu có được. 

Bánh cuốn được tráng mỏng bằng tay với độ trong, dẻo và hương thơm từ hạt gạo đã được chọn lọc kỹ càng. Bột gạo sau hấp tráng mỏng, sau đó cuộc tròn bao phủ lớp nhân gồm có hành lá, thit, mộc nhĩ rồi được xếp ngay ngắn từng miếng lên đĩa.

Bánh cuốn Thanh Trì là món ăn chứa đựng nhiều hương vị đặc biệt

VI. Bánh khọt

Bánh khọt là món ăn đặc trưng ở khu vực Nam Bộ. Vở bánh được làm từ bột gạo đòi hỏi sự pha chế khéo léo và tỉ mỉ để bánh có độ dai nhất định và không bị khô. Phía trên bánh được điểm thêm tôm đã lột vỏ cùng mỡ hành để tạo nên một màu cam đẹp mắt, thu hút được nhiều thực khách. 

Bánh khọt được ăn chung với nhiều loại rau như cải xanh, tía tô, kinh giới, diếp cá, xà lách kèm một bán nước mắm được pha từ mắm, tỏi, chanh. 

Ăn một miếng bánh khọt là bạn đã hoàn toàn đánh thức được vị giác để cảm nhận toàn bộ hương vị chua, mặn, ngọt kết hợp với nhau để khiến nó hoàn hảo đến lạ kỳ. 

VII. Cơm tấm 

Cơm tấm là món ăn phổ biến ở khu vực Miền Nam, với 4 thành phần chính bao gồm: sườn, bì lợn, chả trứng được bày biện đẹp mắt trên dĩa cơm. Món này ăn kèm với một số loại rau củ như cà chua, dưa chuột cắt lát mỏng và không thể thiếu phần nước mắm chua ngọt. 

Với đặc trưng cách ăn của người Miền Nam, phần nước mắm kẹo và có vị ngọt dịu nhẹ. Cơm tấm từ xa xưa đã trở thành một món ăn phổ biên của người lao động nghèo bởi hạt cơm mẩy, chắc bụng mà giá thành lại rẻ. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, nhu cầu thị yếu của người dân đã có sự thay đổi nên các nguyên liệu trên đĩa cơm tấm có sự chọn lọc và thay đổi, để nó trở thành đặc trưng khi nhắc đến ẩm thực Sài Gòn. 

Tổng kết

Có thể nói ở mỗi vùng miền đều chứa đựng những giá trị văn hóa và ẩm thực riêng để góp phần tạo nên những món ăn đặc sắc, khiến mỗi du khách khi thưởng thức đều phải ngỡ ngàng. Nhưng sau tất cả, những món ăn truyền thống của Việt Nam đều chứa đựng trọn vẹn các tinh hoa văn hóa ẩm thực của từng nơi rồi kết hợp, biến tấu chúng với nhau để hoàn thiện một món ăn “độc nhất” mà chỉ ở Việt Nam mới thưởng thức được.