Hiện nay cứ nhắc tới các giải đấu thể thao, mà đặc biệt là bóng đá, người ta thường nhắc tới công nghệ VAR, tuy nhiên không phải fan hâm mộ bóng đá nào cũng hiểu rõ công nghệ VAR là gì, cách thức hoạt động ra sao. Chúng tôi đã tổng hợp các kiến thức chuẩn nhất về công nghệ VAR dành cho bạn.
I. VAR là gì? Sự cần thiết của VAR trong trận đấu
VAR là tên viết tắt của cụm từ Video Assistant Referee. Dịch thuần cụm từ tiếng Anh này là công nghệ hỗ trợ trọng tài bằng video.
Thông thường, trong sân bóng rộng chỉ có vài trọng tài quan sát, nên rất nhiều trường hợp trọng tài không lưu ý rõ ràng được, dẫn tới những quyết định gây tranh cãi, bức xúc cho dư luận. Vì thế, công nghệ VAR chính là bằng chứng sống để giải quyết các tranh cãi này.
Hệ thống VAR sẽ ghi lại toàn bộ các hành vi trong trận đấu, với độ phân giải cực đỉnh cao, có thể tua chậm lại để bắt từng lỗi nhỏ và chi tiết. Từ đó, các trọng tài sẽ đưa ra được các quyết định chính xác nhất, cũng như fan hâm mộ bằng lòng với kết quả.
Lần đầu tiên được ra mắt tại Confederations Cup năm 2017, VAR đã đạt được nhiều kỳ vọng và niềm tin mới vào phương pháp thi hành các luật trong trận đấu bóng đá. Chính vì sự tín nhiệm đó, công nghệ VAR được chính thức sử dụng trong World Cup 2018, và dần dần được mọi giải bóng đá sử dụng.
II. Những trường hợp được áp dụng công nghệ VAR
FIFA đã quy định những trường hợp cần dùng tới công nghệ VAR sau đây:
1. Bàn thắng gây tranh cãi
Khi một bàn thắng được ghi, nếu có nghi ngờ và khiếu nại từ một đội, trung tâm điều khiển sẽ trình chiếu video VAR để xác định. Các lỗi nhỏ cũng đều có thể bị phát hiện, chạm tay, kéo áo, vướng chân, bạo lực, hay việt vị vài phân cũng đều được đo lường chính xác.
Trọng tài sẽ dựa vào đó để đưa ra quyết định cuối cùng xem bàn thắng có hợp lệ hay không.
2. Penalties
Trong khu vực vòng cấm, VAR sẽ hoạt động gắt gao nhất, bởi mọi hành vi vi phạm trong vòng cấm đều dẫn tới những quyết định quan trọng.
3. Thẻ đỏ trực tiếp
Khi có hành vi bạo lực bị phạt thẻ đỏ trực tiếp, VAR sẽ được trình chiếu để xác định mức độ vi phạm có thật sự nghiêm trọng để đáng nhận thẻ đỏ không. Lưu ý, chỉ thẻ đỏ trực tiếp mới được áp dụng VAR.
Nhờ có quy định này mà số lượng vi phạm bạo lực nhận thẻ đỏ trực tiếp giảm đáng kể.
4. Nhận diện những sai lầm của trọng tài
Rất nhiều những quyết định sai lầm được trọng tài đưa ra, phần vì chủ quan, phần vì vô ý do không thể quan sát bao quát, và không thể sửa chữa được quyết định đã đưa ra trên sân. Để lại rất nhiều rắc rối cho chính trọng tài và người liên quan, gây phẫn nộ trong cộng đồng.
Vậy nên nếu có khiếu nại về quyết định trọng tài, VAR sẽ được áp dụng để đảm bảo minh bạch và chính xác nhất.
III. Ưu và nhược điểm của công nghệ VAR, có bị giới hạn sử dụng?
Tất nhiên, phương thức hoạt động nêu trên đã nêu rõ các ưu điểm tuyệt vời của công nghệ VAR. Đây chính xác là một cuộc cách mạng thay đổi hoàn toàn bộ mặt các trận đấu.
Có lẽ chỉ có một nhược điểm duy nhất là gây gián đoạn cuộc chơi. Tuy nhiên, nhược điểm này có lẽ chẳng đáng kể gì so với những quyết định sai lầm, và bức xúc trong cộng đồng. Vậy nên tất cả mọi người đều sẽ hướng về Video VAR mỗi khi cần thiết.
IV. Công nghệ VAR hoạt động như thế nào?
Tùy vào từng giải đấu mà hệ thống VAR sẽ được lắp đặt. Để cụ thể hơn, chúng tôi sẽ phân tích hệ thống công nghệ VAR tại World Cup 2018.
FIFA cho lắp đặt 33 camera ở các sân vận động được đăng cai tổ chức. Bao gồm 8 camera có thể ghi lại được video siêu chậm, 4 camera chậm. Đặc biệt, có 2 camera cực siêu chậm sẽ được lắp thêm vào cầu môn 2 đội khi trận đấu tới giai đoạn knock out.
Có 2 camera khác sẽ theo dõi các tình huống việt vị, đây là các tình huống mà trọng tài rất hay nhầm lẫn. Ví dụ trong trận giữa Tây Ban Nha và Morocco, trọng tài đã sai lầm khi bỏ quả tình huống việt vị và suýt khiến cho Tay Ban Nha phải ra về nếu không có hệ thống VAR kiểm tra lại.
Vậy ai là người xử lý các dữ liệu của VAR này? Bạn có thể thấy trên màn hình VAR hoặc nghe nói tới các vị trí AVAR1, AVAR2, AVAR3… đây chính là những người phân tích dữ liệu video truyền tải về. Trụ sở hoạt động của họ được gọi là được gọi là VOM (The Video Operation Room) và đặt tại thủ đô Moskva. 13 người ở các vị trí trên luôn trực sẵn theo dõi để kịp thời giải quyết mọi tình huống trên sân.
Đội ngũ này sẽ liên hệ với trọng tài chính qua tai nghe để giải quyết, cũng như thông báo các trường hợp mà trọng tài đã bỏ lỡ. Vì thế, có thể nói, VAR chính là tai mắt của trọng tài, không thể nào có hành vi sai phạm có thể thoát được.
V. Tại sao FIFA lại sử dụng VAR tại World Cup 2018?
Không hiếm các trường hợp trọng tài FIFA bắt sai, vì họ đơn giản là con người, không thể tránh khỏi hết các sai lầm. Vì thế, FIFA muốn bảo vệ các trọng tài, bảo vệ các đội bóng, bảo vệ các cầu thủ và người hâm mộ bóng đá bằng các tạo ra một sân chơi minh bạch nhất có thể.
Hiện nay, VAR đã hỗ trợ các trọng tài FIFA trong khoảng 1.000 trận bóng với độ chính xác từ 93 đến 99%. Tuy nhiên, các tranh cãi vẫn sẽ còn tồn tại, bởi đó là một phần của bóng đá.
Qua bài viết trên đây, mong rằng các fan hâm mộ bóng đá cuồng nhiệt đã hiểu rõ hơn công nghệ VAR là gì. Hãy tin tưởng hệ thống hỗ trợ đỉnh cao này và tiếp tục ủng hộ các trận bóng!