Nếu bạn yêu thích xem bóng và chưa từng bỏ lỡ trận cầu nào thì chắc hẳn bạn cũng không còn xa lạ gì với luật bàn thắng sân khách. Nhưng với những người ít xem bóng thì đây lại là 1 thuật ngữ khá mới mẻ. Vì thế ở bài viết này the-bookplace.com sẽ giải thích giúp bạn luật bàn thắng sân khách là gì? thông tin chi tiết về luật này như nào?…
I. Luật bàn thắng sân khách là gì?
Các bạn có thể hiểu đơn giản luật bàn thắng sân khách là thuật ngữ dùng để xác định đội giành chiến thắng theo thể thức lượt đi và lượt về. Theo đó, khi 2 đội có kết quả hòa nhau mà đội nào có được nhiều bàn thắng trên sân khách nhiều hơn sẽ là đội giành chiến thắng.
Luật bàn thắng sân khách được áp dụng lần đầu tiên trong trận đấu giữa Dukla Prague và Budapest Honved ở giải UEFA Cup Winners Cup vào năm 1965-1966. Cũng kể từ đó luật bàn thắng sân khách được áp dụng nhiều hơn ở 1 số giải đấu lớn khác trên thế giới.
Đến nay luật bàn thắng sân khách vẫn được sử dụng trong 1 số cuộc thi bóng đá lớn như AFC Cup, Europa League, vòng loại FIFA World Cup, AFC Champions League, C1.. đội nào ghi được nhiều bàn thắng trên sân khách hơn thì sẽ được đi tiếp nếu sau 2 lượt trận 2 đội hòa nhau.
II. Cách tính điểm luật bàn thắng sân khách như nào?
Theo quy định của FIFA, trong 1 trận đấu bóng đá nếu 2 đội có tổng tỷ số hòa nhau sau 2 lượt trận thì đội nào ghi được nhiều bàn thắng trên sân khách hơn sẽ là đội giành quyền đi tiếp hoặc giành vô địch, đồng thời đội nào để bị thủng lưới nhiều hơn trên sân nhà cũng sẽ thua cuộc.
Nếu cả 2 đội cùng bị thua trên sân nhà với cùng 1 tỷ số sau cả 2 trận lượt trận thì cả 2 đội sẽ bước vào thi đấu hiệp phụ 30 phút. Đội nào ghi được nhiều bàn thắng hơn sẽ là đội thắng cuộc. Nếu sau thời gian hiệp phụ mà vẫn không có đội nào ghi được bàn thắng để xác định đội thắng thì sẽ phải sút penalty.
III. Luật bàn thắng sân khách ảnh hưởng như nào đến đội bóng?
Luật bàn thắng sân khách thường được áp dụng cho những trận đấu bắt buộc phải có đội thắng/ thua. Nếu ở 1 trận đấu diễn ra trên sân nhà mà 1 đội nào đó đưa cầu thủ không hợp lệ vào sân thì dù có giành chiến thắng cũng không được công nhận, trọng tài sẽ buộc phải đưa ra cách tính tỉ số khác.
Tại giải UEFA Cup Winners’Cup diễn ra vào năm 1965, luật bàn thắng sân khách được áp dụng nhằm mục đích tìm được đội thắng/ thua mà không cần phải đá lại. Tuy nhiên luật này dẫn đến nhiều vấn đề phát sinh như thời tiết không phù hợp, chi phí đi lại, ăn ở.. làm ảnh hưởng đến thể lực của các cầu thủ. Nhiều người cho rằng quyết định kết quả trận đấu theo luật bàn thắng sân khách là không công bằng vì có những trận đấu cầu thủ bị tác động của ngoại cảnh.
Tuy nhiên khi luật bàn thắng sân khách được áp dụng sẽ khiến cho trận đấu thêm phần kịch tính. Muốn chiếm lợi thế ở trận lượt về thì các đội thi đấu trên sân khách buộc phải cố gắng thi đấu thật tốt ở trận lượt đi, và ghi được nhiều bàn thắng. Nếu ở trận lượt đi chơi trên sân khách có được nhiều bàn thắng thì cơ hội thắng chung cuộc của đội đó sẽ cao hơn.
Luật bàn thắng sân khách thường được áp dụng trong những trận đấu bóng đá lớn ở hiệp phụ trong suốt thế kỷ qua. Tại AFF Cup 2018, ở trận đấu giữa ĐT THái Lan và Việt Nam cũng được áp dụng luật bàn thắng sân khách. Tuy nhiên khi đó cả 2 đội đều không chơi trên sân nhà nên điều luật này không mang lại lợi thế, nó chỉ mang lại tính hấp dẫn cho trận đấu và NHM chờ đợi kết quả của 2 đội.
Nếu 2 đội cùng thi trên 1 sân nhà và không có đội nào ghi được bàn thắng hoặc có tỷ số hòa nhau thì luật bàn thắng sẽ được áp dụng ở hiệp 2 trong 30 phút.
IV. Luật bàn thắng sân khách có ý nghĩa gì?
Bất cứ bộ luật nào khi áp dụng vào bóng đá cũng mang lại những ý nghĩa riêng, luật bàn thắng sân khách cũng vậy, nó giúp các đội bóng chơi máu lửa, nhiệt huyết và kỷ luật hơn. Các HLV và cầu thủ bắt buộc phải có những tính toán kỹ càng hơn để giành chiến thắng. Ngoài ra các trận đấu cũng sẽ được giải quyết nhanh chóng mà không mất nhiều thời gian để tổ chức thêm các trận đấu. Cầu thủ cũng không phải bỏ quá nhiều công sức để thi đấu nhiều lần.
Ngoài ra, luật bàn thắng sân khách cũng tạo nên sự kịch tính, hấp dẫn hơn trong bóng đá. Vì đội bóng nào cũng thi đấu với tinh thần quyết tâm cao nhất, sẵn sàng lăn xả để tạo ra các tình huống tranh chấp hay ho. Từ khi luật bàn thắng sân khách được áp dụng, các trận đấu mang tính chất quyết định lại càng thu hút được nhiều người xem hơn.
Tuy nhiên luật bàn thắng sân khách cũng có những bất cập riêng và từng nhiều lần gây tranh cãi với các cầu thủ và cả NHM. Nhìn thì thấy luật bàn thắng sân khách khá công bằng nhưng thực tế bàn thắng được ghi đôi khi nhờ vào sự may mắn. Nhất là ở hiệp phụ khi đội chủ nhà buộc phải có được 2 bàn nếu đội khách đã ghi được 1 bàn thì mới giành chiến thắng.
Với áp lực phải có bàn thắng trên sân khách cũng khiến cho nhiều đội chủ nhà bước vào sân với tâm lý không tốt, họ tập trung chơi phòng ngự để bảo toàn tỷ số và không có ý định chơi tấn công để ghi bàn. Điều này khiến cho trận đấu trở nên nhạt nhòa, NHM cảm thấy nhàm chán không muốn xem.
V. Một số giải đấu áp dụng luật bàn thắng sân khách
Luật bàn thắng sân khách hay được áp dụng cho những trận đấu ở vòng loại trực tiếp và các đội phải thi đấu theo 2 lượt trận là lượt đi và lượt về. Sau đây là 1 số giải đấu áp dụng luật bàn thắng sân khách:
- UEFA Champions League
- UEFA Europa League
- CAF Champions League
- Vòng loại World Cup và Euro
VI. Kết luận
Trên đây chúng tôi đã giải thích khái niệm luật bàn thắng sân khách là gì và những ảnh hưởng của luật này trong bóng đá. Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp các bạn hiểu hơn về thế giới bóng đá, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều bản tin bóng đá hay ho khác tại đây.