the-bookplace.com

Website kiến thức chuẩn hay mỗi ngày cập nhật 24/7

Tự kỷ là gì? Biểu hiện của người tự kỷ

Tự kỷ ngày càng có xu hướng gia tăng, phổ biến ở trẻ nhỏ. Vì thế đây luôn là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Vậy tự kỷ là gì, dấu hiệu và phương pháp điều trị như thế nào? Hãy cùng the-bookplace.com giải đáp chi tiết những thắc mắc này trong bài viết dưới đây nhé.

I. Tự kỷ là gì?

Trẻ mắc chứng tự kỷ thường gặp nhiều khó khăn trong học tập, cuộc sống hàng ngày
Tự kỷ hay còn gọi là rối loạn tử kỷ, đây là bệnh lý liên quan đến não do sự rối loạn phát triển của thần kinh. Vì thế mà những người mắc tự kỷ luôn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Biểu hiện chung của tự kỷ là những khiếm khuyết ở 3 lĩnh vực chính là tương tác xã hội, hành vi thu hẹp và tập khuôn. Bên cạnh đó, người bệnh còn rối loạn cảm giác, tăng động.
Hiện nay, nguyên nhân dẫn đến rối loạn tử kỷ vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, theo kết quả các nghiên cứu thì yếu tố chính là do gen, môi trường hoặc kết hợp của cả 2. Vậy ảnh hưởng của các yếu tố này đến tự kỷ là gì, như thế nào?
Cơ chế gây ra chứng tự kỷ được đánh giá là rất phức tạp, xuất hiện ở nhiều gen chứ không phải là gen đơn lẻ. Theo một số nghiên cứu về tự kỷ, những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tự kỷ là: trẻ được sinh ra khi bố mẹ lớn tuổi, sinh non, đẻ thiếu cân hoặc mẹ bị đái tháo đường, đa thai, bị sởi trong lúc mang thai, sử dụng thuốc không theo hướng dẫn của bác sĩ…
Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng khiến tự kỷ có thể trầm trọng hơn là do yếu tố tâm lý xuất phát từ gia đình, việc chăm sóc con cái của bố mẹ chưa đúng, trẻ bị stress…
Hiện nay, cũng có nhiều người cho rằng vắc xin là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị mắc chứng tự kỷ, tuy nhiên đây là thông tin không chính xác bởi vì theo các nghiên cứu được công bố thì vắc xin không phải nguyên nhân gây ra tự kỷ.

II. Dấu hiệu của trẻ tự kỷ

Dưới đây là những triệu chứng, biểu hiện của trẻ mắc chứng tự kỷ.

1. Bất thường về ngôn ngữ

Sự bất thường về ngôn ngữ ở người tự kỷ đó là châm nói, phát âm vô nghĩa. Nếu trẻ nói được thì thường nói nhại, chỉ nói khi đòi ăn, đòi đi…
Ngôn ngữ thụ động, không biết đặt câu hỏi hoặc luôn hỏi lại 1 âu hỏi trong nhiều lần. Không biết đối đáp, hay kể lại những gì mình chứng kiến. Giọng nói lơ lớ, nói to, nói nhanh… Vì thế, nếu bố mẹ thấy trẻ có biểu hiện này thì nên đưa đi khám ngay nhé.

2. Bất thường về hành vi

Những bất thường về hành vi ở người mắc chứng tự kỷ là gì. Đó là, hành vi định hình như hay đi kiễng chân, hay lắc lư người, thường nhảy chân sáo, ngắm nhìn tay… Những thói quen rập khuôn thường gặp ở trẻ tự kỷ là ngồi đúng 1 chỗ, nằm đúng vị trí, thích mặc đúng 1 bộ quần áo hoặc luôn làm mọi việc theo một trình tự nhất định nào đó.

3. Có một số khả năng đặc biệt

Tự kỷ là gì
Trẻ tự kỷ luôn thích thu hẹp lại một mình, chỉ nói kho đòi ăn, đòi đi
Một số trẻ nhỏ tự kỷ có khả năng đặc biệt như nhớ số điện thoại, biển số xe, học thuộc lòng nhanh, tính nhẩm nhanh… những biểu hiện này thường khiến bố mẹ lầm tưởng là trẻ thông minh sớm.

4. Thích thu hẹp mình

Những ý thích thu hẹp ở trẻ tự kỷ như xem tivi quảng cáo trong nhiều giờ, nhắm nhìn hoặc tay luôn cầm 1 thứ gì đó, thích quay bánh xe… Một số trẻ thường ăn lăn ra khóc ăn vạ nếu không vừa ý bởi vì trẻ không biết biểu đạt ý muốn của mình.

5. Rối loạn cảm giác

Nhiều trẻ mắc chứng tự kỷ bị rối loạn cảm giác như sợ khi nghe thấy tiếng động to, sợ một số mùi vị, nhạy cảm với âm thanh, không thích người khác sờ vào mình…
Ngược lại, trẻ kém nhạy cảm thường có những dấu hiệu như thích được ôm chặt, thích sờ các độ vật, thích ném hoặc gõ thứ gì đó để tạo ra tiếng động…

6. Rối loạn ăn uống

Đây là một trong những biểu hiện thường gặp ở trẻ tự kỷ. Dấu hiệu này thường xuất hiện như trẻ chán ăn, rối loạn động tác múi, ói mửa. Ở độ tuổi lớn hơn, trẻ sẽ từ chối ăn những thức ăn không được thái, băm nhỏ; hầu như chỉ thích thức ăn chế biến từ sữa.

7. Hành vi chống đối

Trẻ mắc tự kỷ sẽ thường chống đối lại những thay đổi của môi trường xung quanh. Trẻ có thể cảm thấy giận giữ, hoảng sự nếu đồ đạc trong phòng bị thay đổi hoặc bố mẹ thay đổi kiểu tóc, quần áo…

III. Phương pháp điều trị tự kỷ

Giáo dục can thiệp là phương pháp điều trị chứng tự kỷ được áp dụng phổ biến hiện nay
Tự kỷ có nhiều loại và những biểu hiện, triệu chứng cũng khác nhau nên việc chẩn đoán, điều trị cũng gặp không ít khó khăn. Hiên có nhiều phương pháp giúp cải thiện tình trạng tự kỷ nhưng không có giải pháp nào được xem là tốt nhất. Bởi vì phải cần có sự hướng dẫn, theo dõi của bác sĩ, chuyên gia tâm lý để tìm ra được cách phù hợp nhất.
Phương pháp thường được áp dụng cho trẻ tự kỷ chủ yếu là giáo dục can thiệp. Việc điều trị này sẽ được kết hợp ở nhà và tại trường học theo hướng dẫn của các chuyên gia. Bố mẹ và các thành viên trong gia đình có thể học cách tương tác với con nhằm thúc đẩy kỹ năng tương tác xã hội, quản lý hành vui và dạy các kỹ năng sống hàng ngày.
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên dành thời gian để kể chuyện, đọc sách cho trẻ nghe. Điều này sẽ giúp trẻ có được cảm giác an toàn, cảm nhận được tình thương từ bố mẹ.
Mặt khác, để phòng ngừa chứng tự kỷ ở trẻ thì cha mẹ nên đảm bảo chế độ dinh dưỡng. Theo một số nghiên cứu, 3 năm đầu đời chính là giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ nhỏ, lúc này não bộ cần được bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết như DHA, AAA, Lutein, vitamin E…
Ngoài ra, môi trường sống cũng ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của trẻ nhỏ nên cha mẹ hãy tạo môi trường lành mạnh để trẻ phát triển được tối ưu. Ngược lại, nếu trẻ sống và lớn lên trong môi trường không tốt sẽ ảnh hưởng đến tính cách, lối suy nghĩ.
Trên đây là những thông tin cần thiết giúp bạn giải đáp được thắc mắc tự kỷ là gì, cũng như nguyên nhân và hướng điều trị của căn bệnh tâm lý này. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích.